Sự nghiệp Eugène Ionesco

Ông sáng tác từ khi còn trẻ với tuyển tập trong "Những khúc bi ca vì những con người nhỏ nhoi". Đến năm 1949, ông mới thực sự chuyên tâm vào viết kịch. Ông đã gặt hái được rất nhiều thành công như: "Nữ ca sĩ hói đầu" năm 1950 đã làm xôn xao dư luận kịch trường châu Âu, mở đường cho một dòng kịch mới đó là "kịch phi lý". Dòng kịch này hấp thu những vấn đề cơ bản của triết học hiện tại, mang tính thần thoại. Các vở kịch thường có nội dung xoay quanh việc phản ánh sự tha hóa của con người, xã hội là một cõi thế giới hư vô, rời rạc. Sau đó, lần lượt các tác phẩm nổi tiếng của ông sử dụng yếu tố hài, tiếng cười khinh bạc con người như:

"Những chiếc ghế" (1952), "Các nạn nhân của nghĩa vụ" (1953), "Con gái đến tuổi lấy chồng" (1953), "Thuê nhà mới" (1953), "Bức tranh" (1955), "Kẻ giết người không công" (1959), "Con tê giác" (1960), "Đói và khát" (1966), "Macbett" (1972), "Những cuộc hành trình xuống âm phủ" (1981)....Rồi các vở kịch ngắn như: "Cảnh bộ tứ" (1959), "Cuồng nhiệt tay đôi" (1962), "Lỗ hổng" (1966)...

Ông cũng đã thử sức trong một số lĩnh vực như sáng tác kịch bản phim với "Sự nổi giận" (1961) rồi tiểu thuyết "Người cô đơn" (1973), tiểu luận " Những phương thuốc" (1973) và rất nhiều truyện ngắn, bút ký.

Ionesco đã nhận được rất nhiều các giải thưởng văn học lớn của thế giới như Giải thưởng văn học văn học Áo ở châu Âu (1971), Giải thưởng văn học Jerusalem (1973), bằng Tiến sĩ danh dự tại các trường Đại học New York, Leuven, Warwick và Tel Aviv.